Cấu trúc Sinh_vật

Tất cả các sinh vật cấu tạo bởi các đơn vị monomer được gọi là tế bào; một số chỉ có một tế bào (đơn bào) và số khác có nhiều tế bào (đa bào). Các sinh vật đa bào có thể biệt hóa các tế bào để thực hiện các chức năng khác nhau. Một nhóm các tế bào như thế gọi là mô, và ở động vật cơ có 4 nhóm gồm biểu mô, mô thần kinh, mô cơ, và mô liên kết.Nhiều kiểu mô hoạt động cùng nhau hình thành cơ quan có các chức năng riêng biệt (như bơm máu từ tim, hoặc bảo vệ tác hại từ môi trường như da). Cấu trúc này tiếp tục xuất hiện ở các động vật cao hơn với nhiều cơ quan tập hợp thành hệ cơ quan cho phép chúng sinh sản, tiêu hóa,.... Nhiều sinh vật đa bào có nhiều hệ cơ quan, phối hợp với nhau cho phép sự sống tồn tại.

Tế bào

Thuyết tế bào được phát triển đầu tiên năm 1839 bởi SchleidenSchwann, chỉ ra rằng tất cả sinh vật được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào; tất cả các chức năng quan trọng của một sinh vật xảy ra bên trong các tế bào, và các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết cho việc quy định chức năng tế bào và để truyền thông tin cho các thế hệ tiếp theo của các tế bào.

Có hai loại tế bào gồm nhân chuẩn và nhân sơ. Các tế bào nhân sơ thường tồn tại riêng biệt, trong khi các tế bào nhân chuẩn thường được tìm thấy ở sinh vật đa bào. Các tế bào nhân sơ thiếu màng nhân vì vậy ADN không bị ràng buộc bên trong tế bà; tế bào nhân chuẩn có màng nhân.

Tất cả tế bào có màng tế bào bao bọc bên ngoài, tách biệt thành phần bên trong với môi trường của nó, quy định những gì đi vào và ra, và duy trì thế điện của tế bào. Bên trong màng, tế bào chất chứa muối chiếm hầu hết thể tích tế bào. Tất cả tế bào có ADN, vật liệu di truyền của gen, và RNA, chứa thông tin cần thiết để tạo thành nhiều loại protein khác nhau như enzyme, bộ máy nguyên thủy của tế bào. Cũng có những loại phân tử sinh học khác như các tế bào.

Tất cả các tế bào có chung nhiều đặc điểm:[10]

  • Sinh sản bằng cách phân bào.
  • Sử dụng enzyme và các protein khác được mã hóa bởi các gen ADN và thông qua mRNA trung gian và các ribosome.
  • Trao đổi chất bao gồm cả việc lấy vật liệu thô để tạo nên các thành phần của tế bào, chuyển hóa năng lượng, phân tử và giải phóng các sản phẩm phụ. Chức năng của tế bào phụ thuộc vào khả năng lấy và sử dụng năng lượng hóa học được chứa trong các phân tử hữu cơ. Năng lượng này có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất.
  • Phản ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong như thay đổi nhiệt độ, pH, hoặc hàm lượng dinh dưỡng.
  • Các thành phần tế bào được chứa bên trong màng bề mặt tế bào màng này chứa các protein và lớp lipid kép.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh_vật http://www.britannica.com/EBchecked/topic/344848 http://www.nature.com/nature/journal/v465/n7295/fu... http://adsabs.harvard.edu/abs/1987NYASA.503...17C http://adsabs.harvard.edu/abs/2010Natur.465..219T http://shiva.msu.montana.edu/courses/mb437_537_200... http://shiva.msu.montana.edu/courses/mb437_537_200... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2478661 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2600582